Mục đích nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Luật gia Việt Nam trong công tác xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2018 - 2023
Tăng cường phối hợp về phổ biến giáo dục pháp luật về TN&MT
Theo văn bản phối hợp giữa Bộ TN&MT và Hội Luật gia Việt Nam, nội dung phối hợp về xây dựng chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường: sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thi hành chính sách, pháp luật; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và đề xuất xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường; Tham gia tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. :
Về phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường hỉệu quả thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường: Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn cho báo cáo viên pháp luật; tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về tài nguyên và môi trường nói riêng; Triển khai tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải làng nghề; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Tăng cường công tác giám sát thực hiện pháp luật về tài nguyên và môi trường thông qua các hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia các cấp và các hội viên; Tổ chức triển khai các phong trào, chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm của Hội Luật gia Việt Nam gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Về nghiên cứu khoa học: Đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong xây dựng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện và giám sát việc thực hiện hiệu quả pháp luật về tài nguyên và môi trường; các biện pháp huy động sự tham gia của xã hội ừong hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Về tăng cường năng lực: Tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn, các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường, cho hội viên Hội Luật gia các cấp nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng, năng lực về pháp luật, tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về tài nguyên và môi trường nói riêng; Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho công chức ngành tài nguyên và môi trường và hội viên Hội Luật gia các cấp cùng nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật và công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực của Hội Luật gia Việt Nam và Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL); tổ chức các sự kiện tài nguyên và môi trường, Ngày pháp luật Việt Nam; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác phối hợp quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Trách nhiệm của Bộ TN&MT và Hội Luật gia Việt Nam
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp Hội Luật gia Việt Nam thống nhất cụ thể nội dung, kế hoạch phối họp hàng năm; chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện Chương trình phối hợp và tạo điều kiện để Hội Luật gia các cấp thực hiện tốt Chương trình này; Chủ trì, phối hợp Hội Luật gia các cấp trong việc tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các hội viên trong xây dựng, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đối, đối thoại với hội viên Hội Luật gia về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tiếp nhận ý kiến giám sát của các hội viên Hội Luật gia đối với việc thực thi pháp luật tại địa phương; Xây dụng cơ chế khuyến khích sự tham gia của hội viên Hội Luật gia tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Cung cấp các thông tin, tài liệu, ấn phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia giúp Hội Luật gia Việt Nam trong các hoạt động nghiên cứu, phản biện, giám sát thực thi chính sách, pháp luật và truyền thông, tập huấn về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Phối hợp, tạo điều kiện để Hội Luật gia các cấp tham gia tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường; giám sát, phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường;
Có các hình thức khen thưởng phù hợp, kịp thời đối với các tập thể và cá nhân của Hội Luật gia các cấp có đóng góp và thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình này và trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Hội Luật gia Việt Nam có trách nhiệm: Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Luật gia các tỉnh, thành phố trực thuộc phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Chương trình/Kế hoạch phối hợp để triển khai thực hiện Chương trình này; vận động hội viên Hội Luật gia cả nước nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học;
Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách, luật pháp về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tham gia tư vấn, phản biện, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật có liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động nâng cao nhận thức thay đổi thái độ, hành vi của hội viên Hội luật gia các cấp trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
Phát động và chỉ đạo thực hiện phong trào hội viên Hội luật gia trong cả nước tham gia nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật và hoạt động quản lý, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng truyền thông, vận động nhân dân xây dựng mô hình, điển hình và năng lực làm công tác phản biện, kiểm tra, giám sát việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu biên soạn các tài liệu, ấn phẩm phục vụ cho truyền thông, vận động, tập huấn nâng cao năng lực phản biện, kiểm tra, giám sát cho các cấp Hội Luật gia;
Đưa vào văn kiện Đại hội đại biểu, các Nghị quyết, chương trình hoạt động, dự án, đề án hàng năm, từng thời kỳ của Hội Luật gia các cấp nội dung tham gia nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát, phản biện trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Trong quá trình phối hợp thường xuyên thông tin, trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả hoạt động của Hội Luật gia các cấp tham gia giám sát quản lý tài nguyên, bảo vệ môitrường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Quá trình tổ chức thực hiện, hai bên thường xuyên trao đổi thông tin về hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường và Hội Luật gia các cấp về những nội dung hai bên đã ký kết trong Chương trình này. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức đánh giá kết quả phối hợp thực hiện Chương trình này và xây dựng phương hướng, kế hoạch thực hiện của năm tiếp theo.
Nguồn: Báo TN&MT