Ảnh minh họa
Theo đó, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu Sở Công Thương tăng cường công tác quản lý các hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp và tiền chất công nghiệp. Giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động hóa chất lĩnh vực công nghiệp. Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn theo quy định.
Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý hóa chất, sản phẩm hóa chất trong lĩnh vực an ninh, hóa chất phục vụ công tác PCCC. Kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp. Phối hợp với các sở, ngành liên quan phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về PCCC cho các cơ sở hoạt động hóa chất.
UBND các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hóa chất nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về việc chấp hành các quy định của pháp luật về hóa chất; đặc biệt là việc quản lý an toàn trong hoạt động hóa chất, phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất, phải chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất phải xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định. Đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy, nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại theo quy định và đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ...
Nguồn: Báo TN&MT