Công tác dự báo, phục vụ bão số 5 năm 2019

Đăng ngày: 03-10-2019 | Lượt xem: 876
Đêm 27/10, trên khu vực phía Bắc biển Xu-lu xuất hiện một vùng áp thấp. Sáng 28/10, vùng áp thấp vượt qua phía bắc đảo Pa-la-oan (Phi-líp-pin), đi vào vùng biển phía Đông Nam Biển Đông và chiều tối cùng ngày mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Chiều tối 29/10, ATNĐ mạnh lên thành bão, đây là cơn bão thứ 5 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2019 và có tên quốc tế là Matmo. Sau khi hình thành, bão số 5 di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ trung bình 20km/giờ. Từ sáng sớm ngày 30/10, bão di chuyển ổn định theo hướng Tây, tốc độ trung

Theo thông tin của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cũng như báo cáo nhanh của các Đài KTTV, tính đến 19h ngày 01/11/2019, tình hình thống kê thiệt hại như sau:

- Về nhà ở: Sập 179 nhà (Quảng Ngãi: 07; Bình Định: 144; Phú Yên: 28); Hơn 2 nghìn nhà bị hư hỏng và trên 2 nghìn nhà bị ngập, tập trung chủ yếu tại Bình Định với hơn 1nghìn nhà nập và hơn 1 nghìn nhà hư hỏng.

- Về Giao thông, thủy lợi: Đường giao thông hư hỏng 6.936m (Bình Định: 3.300m; Quảng Ngãi: 3.336m: Gia Lai: 300m) và sạt lở 17.091m3 đất đá (Quảng Ngãi: 11.745; Phú Yên: 4.596, Khánh Hòa: 750; Kè bị hư hỏng: 5.550m (Quảng Bình: 3.250m, Quảng Ngãi: 100m; Bình Định: 2.200m);

- Có 172 cột điện bị gãy đổ (Q. Ngãi: 35; Bình Định: 112; Phú Yên: 10; Gia Lai: 15; nhiều tuyến dây điện bị đứt và trạm biến thế bị hỏng.

- Về nông nghiệp:Trên 5.500ha hoa màu, hàng chục ha nuôi trồng thủy sản và hang trăm ha lúa bị hư hại.

- Đặc biệt tại Quảng Ngãi đã có 01 người chết, 14 người bị thương và 01 thuyền viên mất tich tại Hà Tĩnh.

Chiều 25/10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã có công văn gửi tới Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, nhận định và cảnh báo xa (trước 5 ngày) về khả năng hình thành của ATNĐ/bão gây mưa rất lớn và nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất ở Trung Bộ, Tây Nguyên.

Công tác dự báo, cảnh báo cơn bão này được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện sớm và liên tục cập nhật. Cụ thể, sáng ngày 28/10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát tin về vùng áp thấp, chiều 28/10 phát tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; đến 17 giờ ngày 29/10 phát tin bão số 5, tối cùng ngày phát tin bão khẩn cấp. Cũng trong ngày 29/10 đã ban hành bản tin cảnh báo lũ đầu tiên trên các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Các thông tin dự báo, cảnh báo gió mạnh trên biển, gió mạnh trên đất liền, sóng lớn, nước biển dâng kết hợp với triều cường, mưa lớn đều được cập nhật thường xuyên (trước từ 24 giờ đến 36 giờ) và bám sát thực tế.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng đã phát đi nhiều tin nhanh về vị trí và cường độ bão, cập nhật các các số liệu quan trắc gió và mưa do bão 1 giờ/lần khi bão tiếp cận vùng bờ biển các tỉnh Bình Định – Phú Yên trong tối và đêm 30/10. Các bản tin nhanh về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ và bản đồ phân vùng các khu vực với mức độ nguy cơ rủi ro khác nhau đã được gửi đến Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (CHPCTT&TKCN) địa phương (khu vực nguy cơ cao đến rất cao được chi tiết hóa đến cấp huyện và gửi đến Ban CHPCTT&TKCN cấp huyện).

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời, đầy đủ cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm-cứu nạn và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành, địa phương thuộc khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền tải sớm nhất cho nhân dân các địa phương, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Trung tâm đã tổ chức 03 buổi thảo luận trực tuyến với các Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đài Tây Nguyên, các Đài KTTV tỉnh liên quan và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Viện Khoa học KTTV và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Cục Quản lý tài nguyên nước, Viện Khoa học Tài nguyên nước, nhằm đánh giá về tình hình bão, mưa, lũ và an toàn hồ chứa trong khu vực ảnh hưởng. Trong suốt thời gian diễn ra bão, lũ các quan trắc viên tại các trạm đã thực hiện tốt kỷ luật quan trắc, công tác đo đạc, thông tin liên lạc hoạt động tốt.

Tổng cộng, Trung tâm đã ban hành 22 bản tin theo Quy định, 9 bản tin nhanh về bão số 5; 3 tin cảnh báo lũ, 02 Tin lũ, 4 Tin lũ khẩn cấp (các sông ở Quảng Ngãi và sông Kiến Giang ở Quảng Bình), 8 Tin nhanh cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ cho các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên. Trong các bản tin đều cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu diện rộng tại các vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị cho các huyện trong tỉnh và cảnh báo tình trạng ngập lụt tiếp tục tiếp diễn..

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: