Đánh giá tính đầy đủ của hệ thống pháp luật thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Đăng ngày: 10-07-2019 | Lượt xem: 998
Đánh giá tính đầy đủ của hệ thống pháp luật thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Đối với ngành khí tượng thủy văn, sau khi Luật khí tượng thủy văn và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành đã góp phần hoàn chỉnh thêm một bước hệ thống pháp luật của ngành tài nguyên và môi trường, không chỉ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động chuyên môn khí tượng thủy văn mà còn tạo ra bước thay đổi quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, bảo đảm điều kiện cho các hoạt động khí tượng thủy văn phát triển, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. Cùng với một loạt các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên nước, giao thông vận tải, xây dựng, thủy điện... đã tạo nên khung pháp lý mang tính đồng bộ, chặt chẽ trong từng lĩnh vực góp phần đảm bảo cho chiến lược phát triển của ngành tài nguyên và môi trường trong những giai đoạn tiếp theo.

- Tính đầy đủ, phù hợp với các quan điểm chỉ đạo của Đảng thể hiện trong nghị quyết số 48-NQ/TW; các văn kiện đại hội Đảng; Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương; nghị quyết, Kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được ban hành từ sau khi có Nghị quyết số 48-NQ/TW.

Nội dung các văn bản được xây dựng và ban hành đảm bảo phù hợp với các quan điểm chỉ đạo của Đảng thể hiện trong nghị quyết số 48-NQ/TW, trong đó đã phát huy được vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.

- Đánh giá tính kịp thời, ổn định của văn bản

Nghị quyết số 48-NQ/TW ban hành đã kịp thời thể chế hoá đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng phù hợp với các chiến lược phát triển, phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước và các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tính dự báo và chất lượng của các chương trình xây dựng và ban hành văn ban quy phạm pháp luật.

- Đánh giá tính hiệu quả/tác động của văn bản đánh giá những thành tựu nổi bật

Trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực khí tượng thủy văn đã được ban hành, việc ra đời Luật Khí tượng Thủy văn 2015 đã có tác động rõ rệt và mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn nói riêng và ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung, cụ thể: Luật Khí tượng thủy văn đã cơ bản giải quyết toàn bộ những vấn đề thực tiễn quản lý Nhà nước đặt ra đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn. Luật điều chỉnh toàn bộ các hoạt động khí tượng thủy văn, trong đó đáng lưu ý là các quy định chi tiết, cụ thể về những nội dung quan trọng, cấu thành nên lĩnh vực khí tượng thủy văn như vấn đề quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, công tác quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn và quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn. Trong đó, nhiều nội dung hoàn toàn mới, chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh hoặc chưa được thể chế hóa ở tầm văn bản luật như phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu, tác động vào thời tiết; trách nhiệm quan trắc khí tượng thủy văn của các chủ công trình bắt buộc phải quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn… cũng đã được cụ thể hóa tại các Điều, khoản được nêu trong Luật này.

Có thể nói, Luật khí tượng thủy văn được ban hành đã tạo ra bước thay đổi quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; bảo đảm điều kiện cho hoạt động khí tượng thủy văn phát triển, cung cấp và sử dụng thông tin khí tượng thủy văn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội có hiệu quả. Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật khí tượng thủy văn đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khí tượng thủy văn trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: