Một số bất cập của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Đăng ngày: 16-09-2019 | Lượt xem: 1005
Một số bất cập của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Về cấp độ rủi ro do áp thấp nhiệt đới, bão:việc phân cấp độ rủi ro do bão, áp thấp nhiệt đới gây khó khăn trong công tác triển khai thực hiện do chưa gắn với quy định về tâm bão, ATNĐ trên Biển Đông nên khi bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, tất cả các tỉnh, thành phố trong phạm vi dự báo đều phải thực hiện công tác chỉ đạo, phòng chống. Tuy nhiên, chỉ những tỉnh, thành phố ở gần vị trí tâm bão, áp thấp nhiệt đới mới cần thực hiện phòng chống tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai ở cấp độ 3 này. Ngoài ra, cần xem xét kết hợp rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển, áp thấp nhiệt đới và bão thành 1 thang cấp độ.

Về cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá:việc quy định phạm vi ảnh hưởng của thiên tai lốc, sét, mưa đá gây ra với thuật ngữ phạm vi nhỏ, phạm vi rộng dễ gây nhầm lẫn trong việc đưa ra cấp độ rủi ro thiên tai. Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 2, do từ trước đến nay chưa ghi nhận được hiện tượng sét đánh xảy ra trên phạm vi rộng, do đó việc quy định thiên tai sét ở đây là chưa phù hợp.

Về cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn:việc quy định cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn là chưa phù hợp, vì với lượng mưa được quy định trong cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1, cấp độ 2 hiện nay là đã có nguy cơ cao gây ngập lụt trên diện rộng tại các đô thị, các tỉnh đồng bằng và sạt lở đất, lũ quét cho các tỉnh miền núi. Ngoài ra, do mỗi miền có những đặc trưng khí hậu, địa hình khác nhau nên tính chất mưa cũng khác nhau như: lượng mưa Bắc Bộ, Trung Trung Bộ lớn hơn và đợt mưa có thể kéo dài ngày hơn Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nên cần phải quy định chi tiết cho từng khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam). lượng mưa và thời gian mưa cũng cần điều chỉnh để cho sát với đặc điểm từng địa phương.

Bên cạnh đó, do mưa lớn có khả năng gây ra các loại hình thiên tai khác như lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất nên cần phải xem xét điều chỉnh cấp độ rủi ro đối với các loại hình thiên tai này phải liên quan và thống nhất với nhau.

Về cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: theo quy định thì thời gian xảy ra của mỗi đợt nắng nóng quá dài, do đó cần phải rút ngắn về thời gian của mỗi đợt nắng nóng và tăng cấp độ rủi ro. Đồng thời cần quy định chi tiết cho từng khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam), vì mỗi miền có đặc trưng khí hậu khác nhau nên tính chất nhiệt khác nhau như: nhiệt độ tối cao của Bắc Trung Bộ vào mùa hè thường dao động 39-400C, tuy nhiên nếu ở Nam Trung Bộ thì 37-380 C đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu đựng của người dân.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: