Thay thế Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Đăng ngày: 26-09-2019 | Lượt xem: 1563
Việt Nam được xếp hạng nằm trong số 10 nước hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới. Những loại thiên tai phổ biến là bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, các loại hình thiên tai không đồng đều về cường độ và phân bố không gian trên cả nước.

Vai trò, tác động và mức độ nguy hiểm của từng thiên tai, và mức độ phơi bày trước các hiểm họa cực đoan cũng khác nhau tùy thuộc vào bản chất và vùng mà chúng gây tác động. Sự tương tác (ảnh hưởng lẫn nhau, làm giảm hoặc gia tăng tác động tiêu cực…) giữa các thiên tai cực đoan và tác động phụ thuộc vào quy mô, tần suất của chúng.Thiệt hại do thiên tai ở nước ta đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản và có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, trong 6 năm gần đây, số người chết, bị thương do thiên tai và thiệt hại đến kinh tế. Để kịp thời có phương án ứng phó, khắc phục các thiệt hại do thiên tai xảy ra, ngoài công tác dự báo, cảnh báo phải được nâng cao chất lượng, độ tin cậy của bản tin, thì về mặt quản lý cần phải có các văn bản pháp lý phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

Phương pháp phân cấp cấp độ RRTT theo cách tiếp cận ma trận rủi ro Các bước phân cấp cấp độ RRTT dựa trên cách tiếp cận ma trận rủi ro:

Bước 1: Thu thập và xử lý số liệu

Bước 2: Xây dựng ma trận hiểm họa thiên tai

Bước 3: Xây dựng ma trận mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương

Bước 4: Xây dựng ma trận rủi ro thiên tai

Bước 5: Phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai

Việc phân cấp độ rủi ro thiên tai theo Quyết định số 44 cơ bản dựa trên các số liệu, thông tin lịch sử và kinh nghiệm của các chuyên gia, nên việc phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai vẫn còn một số tồn tại, bất cập gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Tuy việc phân cấp cấp độ rủi ro thiên tại tại Quyết định số 44 đã dựa trên cơ sở cụ thể hóa 3 tiêu chí (cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; phạm vi ảnh hưởng; khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường) cho từng loại thiên tai, phù hợp với đặc điểm của thiên tai. Tuy nhiên, cấp độ rủi ro thiên tai mới chỉ thực hiện trên bình diện cả nước, chưa được chi tiết hóa theo đặc trưng của từng vùng, từng địa phương (tỉnh, huyện) vì không có đủ thông tin nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến kinh tế - xã hội ở các cấp này. Một số loại hình thiên tai được phân cấp còn mang tính định tính. Đồng thời, trong những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu nên tình hình thời tiết, thiên tai ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, dị thường và trái quy luật; và cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương đã làm thay đổi các yếu tố về vật chất, xã hội, kinh tế và môi trường dẫn đến làm thay đổi độ nhạy cảm (tính dễ bị thiệt hại) với thiên tai. Do đó, cần có cơ sở để thực hiện việc phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai một cách chính xác hơn.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: