Nhiệt độ của toàn cầu nóng lên 1.5 độ - Bản tin KHCN&HTQT Quý I năm 2019

Đăng ngày: 04-04-2019 | Lượt xem: 6934
Trong báo cáo đặc biệt của IPCC về tác động của nhiệt độ trái đất tăng thêm 1.5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp, trong bối cảnh thế giới tăng cường ứng phó toàn cầu trước nguy cơ biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và nỗ lực xóa đói giảm nghèo.

Theo IPCC hoạt động của con người ước tính đóng góp làm tăng xấp xỉ 1.0 độ C vào sự nóng lên toàn cầu so với thời kì tiền công nghiệp, với ngưỡng trong khoảng 0.8-1.2 độ C; Nóng lên toàn cầu có xu hướng tăng tới 1.5 độ C vào giai đoạn 2030-2052 nếu nó tiếp tục giữ nguyên xu thế ở tỉ lệ hiện nay. (Hình SPM.1)

Hình 1: Quá trình nóng lên toàn cầu từ năm 1960-2020 và các dự báo đến năm 2100

Nhìn lại xu thế nóng lên dài hạn ở qui mô toàn cầu kể từ thời kì tiền công nghiệp, nhiệt độ bề mặt toàn cầu quan trắc được giai đoạn 2005-2016 đã nóng hơn khoảng 0.87 độ so với thời kì 1850-1900.

Nhiều vùng đại dương và đất liền đã ấm hơn so với trung bình năm, trong đó ở Bắc cực ấm hơn từ 2-3 lần.  Nóng lên do hoạt động phát thải của con người từ thời kì tiền công nghiệp đến hiện tại sẽ kéo dài hàng thế kỉ đến triệu năm và sẽ tiếp tục gây ra những biến đổi dài hạn trong hệ khí hậu, như tăng mực biển, kèm theo những tác động của nó, tuy nhiên những hoạt động phát thải này không phải là tác nhân duy nhất gây ra hiệu ứng nóng lên 1.5 độ.

Những rủi ro liên quan đến thời tiết, khí hậu gây ra cho tự nhiên và con người phụ thuộc vào cường độ và tỉ lệ ấm lên, vị trí địa lý, mức độ của phát triển và tổn thương, và vào sự lựa chọn và thực hiện những hành động ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu (BDKH).

Dự tính về biến đổi khí hậu, những nguy cơ tác động và rủi ro liên quan

Mô hình khí hậu đưa ra những dự tính khác nhau về đặc điểm khí hậu của từng vùng giữa thời điểm hiện tại và kịch bản ấm lên 1.5 độ, và giữa 1.5 độ và 2 độ. Những khác nhau này bao gồm sự tăng về: nhiệt độ trung bình ở hầu hết các đại dương và đất liền, sự kiện nóng cực trị ở hầu hết những vùng có sinh vật cư trú, mưa lớn ở một số vùng, và xác suất hạn hán và hụt mưa ở một số nơi.

Kịch bản nóng lên 1.5 độ C cũng đưa đến những nhận định về xu hướng nóng lên của các cực trị nhiệt độ ở nhiều nơi, tăng lên về cả tần suất, cường độ, và/hoặc tổng lượng giáng thủy do mưa lớn ở một số vùng, và sự gia tăng về cường độ hoặc tần suất xuất hiện hạn hán ở một số nơi.

Cực trị nhiệt độ trên đất liền được dự báo: Những ngày nóng cực trị ở vùng vĩ độ trung bình sẽ tăng khoảng 3.0 độ C đối với kịch bản tăng 1.5 độ và khoảng 4 độ với kịch bản tăng 2 độ, và những đêm cực lạnh ở vùng vĩ độ cao sẽ ấm lên khoảng 4.5 độ đối với kịch bản 1.5 độ, và 6 độ với kịch bản 2 độ. Số ngày nóng được dự tính sẽ tăng ở hầu hết các phần trên đất liền, trong đó tăng cao nhất ở vùng nhiệt đới.

Vào năm 2100, trung bình mực biển toàn cầu theo kịch bản 2 độ C cao hơn khoảng 0.1 m so với kịch bản 1.5 độ C. Tuy nhiên, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục tăng sau năm 2100, và biên độ cũng như tỉ lệ tăng sẽ phụ thuộc vào những kịch bản phát thải trong tương lai. Tỉ lệ tăng chậm của mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ là cơ hội cho các lựa chọn thích nghi phù hợp đối với đời sống con người cũng như hệ sinh thái ở những đảo nhỏ, vùng ven biển thấp trũng và khu vực lưu vực sông.

Những dự tính của mô hình về sự gia tăng nhiệt độ trung bình mực biển  cho thấy với kịch bản 1.5 độ C, mực nước biển có khả năng tăng 0.26-0.77m, với kịch bản 2 độ C, mức gia tăng sẽ cao hơn khoảng 0.1m. Độ cao trung bình mực nước biển toàn cầu giảm tăng 0.1m đồng nghĩa với khoảng 10 triệu người giảm nguy cơ phơi nhiễm do thảm họa này gây ra, dựa theo dân số của năm 2010 và trong điều kiện giả thiết không có bất kì can thiệp thích nghi nào.

Dự tính mực nước biển trung bình toàn cầu dao động tăng khoảng 0.26-0.77m vào năm 2100. Mực nước biển sẽ tiếp tục tăng sau năm 2100 ngay cả khi sự ấm lên được hạn chế trong 1.5 độ trong thế kỉ 21. Sự bất ổn của những tảng băng biển ở Nam cực hoặc những tảng băng không thể phục hồi ở Greenland có thể khiến mực nước biển tăng lên nhiều mét sau hàng trăm đến hàng nghìn năm.

Tăng xu thế ấm làm tăng nguy cơ phơi nhiễm của những đảo nhỏ, vùng ven biển thấp trũng và vùng lưu vực sông trước những thảm họa liên quan tới tăng mực nước biển đối với loài người và hệ sinh thái, bao gồm cả tăng xâm nhập mặn, lũ lụt và những thiệt hại đến cơ sở hạ tầng. 

Những tác động gây ra bởi BDKH tại kịch bản 1.5 độ C được dự đoán sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, nguồn nước cung cấp, an ninh con người, và phát triển kinh tế.

Bất kì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức nào cũng được dự báo có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. So với kịch bản 2 độ C, thì kịch bản 1.5 độ C có số lượng người tử vong gây ra bởi những bệnh có liên quan đến nắng nóng hoặc những lí do tử vong liên quan đến tầng Ozon ít hơn. Những ốc đảo nhiệt đô thị thường làm tăng ảnh hưởng của nắng nóng trong thành phố. Những nguy cơ về dịch bệnh liên quan đến tác nhân truyền nhiễm trung gian như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết được dự báo tăng lên với kịch bản 1.5 độ C.

Nguồn: IPCC INTERGOVERMENTAL PANEL ON CLIMATE CHANGE SR15_SPM_High_Res

Bài & ảnh: Nguyễn Văn Hưởng - Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia

Vụ KHQT (Tổng hợp)

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: