Theo một báo cáo mới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các tác động bao trùm toàn bộ khu vực, bao gồm các đỉnh núi Andean, các lưu vực sông lớn và các khu vực vùng trũng thấp. Báo cáo thể hiện mối lo ngại về hỏa hoạn và mất rừng, vốn là một bể chứa carbon quan trọng.
Báo cáo “Tình trạng khí hậu ở Mỹ Latinh và Caribe 2020” cho thấy một bức tranh tổng quát về tác động của việc tăng nhiệt độ, thay đổi hình thế lượng mưa, bão và sự suy giảm của các sông băng. Tình trạng này được tổng hợp từ các phân tích xuyên biên giới, chẳng hạn như hạn hán ở Nam Mỹ Pantanal và mùa bão dữ dội ở Trung Mỹ-Caribe. Báo cáo cung cấp một bảng phân tích chi tiết về khu vực và các chỉ số biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo kèm theo bản đồ sinh vật biển, hệ sinh thái ven biển và cộng đồng dân cư phụ thuộc vào chúng, đặc biệt là ở các Quốc gia đang phát triển ở Đảo nhỏ, đang đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ axit hóa đại dương, nhiệt và mực nước biển dâng cao.
Báo cáo mới đây cho thấy tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ Latinh và Caribe
Báo cáo được công bố tại một hội nghị cấp cao vào ngày 17 tháng 8, với sự Chủ trì của các tổ chức WMO, Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Mỹ Latinh và Caribe (UNECLAC) và Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR). Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu về Biến đổi Khí hậu năm 2021: Cơ sở Khoa học Vật lý cho biết nhiệt độ trong khu vực đã tăng hơn mức trung bình toàn cầu và có khả năng sẽ tiếp tục tăng. Báo cáo cũng đưa ra dự báo từ các mô hình thay đổi lượng mưa, mực nước biển dâng cao, lũ lụt ven biển và sóng nhiệt.
“Châu Mỹ Latinh và Caribe (LAC) là một trong những khu vực chịu thách thức nhiều nhất bởi các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. Điều này được khẳng định, năm 2020, sự tàn phá từ cơn bão Eta và Iota ở Guatemala, Honduras, Nicaragua và Costa Rica, cũng như hạn hán dữ dội và mùa cháy bất thường ở vùng Pantanal của Brazil, Bolivia, Paraguay và Argentina. Các tác động đáng chú ý bao gồm tình trạng thiếu nước và năng lượng liên quan, thiệt hại về nông nghiệp, di cư và an toàn sức khỏe, tất cả những thách thức kép từ đại dịch COVID-19”, Tổng thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas cho biết. “Với gần một nửa diện tích được bao phủ bởi rừng, Châu Mỹ Latinh và Caribe chiếm khoảng 57% diện tích rừng nguyên sinh còn lại của thế giới, dự trữ khoảng 104 gigatons carbon. Hỏa hoạn và nạn phá rừng hiện đang đe dọa một trong những bể chứa carbon lớn nhất thế giới, với những tác động sâu rộng và lâu dài”.
Từ năm 1998 đến năm 2020, các sự kiện liên quan đến khí hậu và địa vật lý đã dẫn đến thiệt hại của 312.000 sinh mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 277 triệu người. Báo cáo đã chỉ ra “Biến đổi khí hậu đang tác động đến sinh kế ở vùng LAC và làm gia tăng rủi ro thiên tai. Phương pháp quản lý rủi ro và khí hậu toàn diện, do UNDRR thúc đẩy, hỗ trợ các chính phủ và cộng đồng trong việc giảm thiểu và ngăn chặn các rủi ro khí hậu hiện tại và tương lai. Thông tin chính xác và dễ tiếp cận là rất quan trọng cho việc ra quyết định dựa trên rủi ro và “Tình trạng khí hậu ở Mỹ Latinh và Caribe” là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến của chúng ta vì một thế giới an toàn hơn, khả năng chống chịu cao hơn”, bà Mami Mizutori, Đại diện Tổng thư ký về Giảm thiểu rủi ro thiên tai và Trưởng ban UNDRR cho biết.
Báo cáo của nhiều cơ quan dựa trên một phương pháp luận tiêu chuẩn để đánh giá các khía cạnh vật lý của hệ thống khí hậu. Nó kết hợp đầu vào từ các Dịch vụ Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHs), Trung tâm Khí hậu Khu vực WMO (RCC), các tổ chức nghiên cứu quốc tế và khu vực. Nhằm cung cấp thông tin khoa học để hỗ trợ các quốc gia và cộng đồng trong nỗ lực thích ứng với sự thay đổi của khí hậu và tăng cường khả năng chống chịu với thời tiết cực đoan. Từ đó xác định các lĩnh vực cần cải thiện trong quản lý rủi ro khí tượng thủy văn. Báo cáo nhấn mạnh rằng các biện pháp thích ứng, đặc biệt là các hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai, chưa được phát triển trong khu vực. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải có cam kết chính trị lớn hơn và hỗ trợ tài chính nhiều hơn để tăng cường Hệ thống cảnh báo sớm (EWS), các dịch vụ thời tiết, khí hậu và thủy văn hoạt động để hỗ trợ tốt cho hoạt động quản lý rủi ro và thích ứng.
(còn nữa)
Biên dịch: Thanh Tâm