Các giải pháp, đề án, dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển lĩnh vực dự báo KTTV giai đoạn 2020-2030

Đăng ngày: 30-06-2020 | Lượt xem: 888
Các giải pháp, đề án, dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển lĩnh vực dự báo KTTV giai đoạn 2020-2030

1. Các giải pháp

a) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức gắn với các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành KTTV.

- Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước ngành KTTV phù hợp với sự phát triển công nghệ, thương mại hoá và xã hội hóa hoạt động KTTV.

- Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thực thi các quy định của Nhà nước trong các hoạt động KTTV.

b) Tổ chức hoạt động dịch vụ KTTV

- Tổ chức, sắp xếp hoạt động dịch vụ ở các đơn vị nghiệp vụ nhằm thống nhất việc cung cấp dịch vụ KTTV từ Trung ương đến địa phương theo hướng thương mại hoá.

- Xã hội hóa hoạt động KTTV.

c) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Tăng cường các nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại về dự báo, đo đạc, chỉnh lý dữ liệu, tính toán KTTV; đánh giá tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu.

- Tích cực tham gia nghiên cứu những vấn đề toàn cầu về KTTV và biến đổi khí hậu.

d) Phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao. Nhà nước dành một lượng học bổng thỏa đáng để đào tạo nhân lực KTTV tại các nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến.

- Hoàn thiện quy hoạch và tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo về KTTV theo hướng đa dạng hóa loại hình đào tạo gắn với đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ mới.

- Đổi mới nội dung đào tạo về sử dụng và khai thác thông tin KTTV và biến đổi khí hậu trong những ngành đào tạo có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KTTV, trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng hiệu quả các thiết bị và công nghệ hiện đại.

đ) Huy động nguồn tài chính

- Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước; huy động các nguồn vốn thông qua tài trợ, viện trợ và các hình thức khác.

- Tăng cường nguồn thu từ các hoạt động thương mại KTTV.

e) Hợp tác quốc tế

- Tăng cường hoạt động với tư cách nước thành viên Tổ chức Khí tượng thế giới và các Tổ chức quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam tham gia.

- Khai thác hiệu quả quan hệ quốc tế song phương và đa phương về KTTV và biến đổi khí hậu.

f) Củng cố mạng lưới quan trắc, hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông

- Nâng cấp các trạm KTTV thủ công hiện có thành tự động.

- Bổ sung các trạm đo mưa tự động cho khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và các khu vực có mật độ trạm quan trắc còn thưa khác.

- Truyền dữ liệu: Sử dụng Giao thức cảnh báo vô tuyến (băng tần VHF) cho các trạm được chọn yêu cầu độ tin cậy cao.

- Radar: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới quan trắc Radar theo quy hoạch và tăng cường chất lượng sản phẩm ước lượng mưa bằng Radar.

- Hoàn thành việc phát triển các SOP.

- Khai thác hiệu quả Hub dữ liệu trung tâm phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng chống thiên tai trong và ngoài Bộ TNMT.

- Nâng cấp hệ thống CNTT: Tăng năng lực tính toán HPC, ảo hóa cơ sở hạ tầng CNTT, tăng cường bảo mật dữ liệu, hệ thống sao lưu dữ liệu, theo dõi sự cố, kiểm soát hoạt động;

- Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, làm nổi bật giá trị của các thông tin dự báo, cảnh báo KTTV, thiên tai KTTV đối với các hoạt động kinh tế-xã hội, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; tuyên truyền về bản chất và tác động của thiên tai KTTV.

2. Các đề án, dự án trọng điểm

- Dự án “Sửa đổi Luật khí tượng thuỷ văn”, thời gian thực hiện: 2020-2022.

- Dự án “Sửa đổi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai”, thời gian thực hiện: 2020-2021.

- Các Dự án liên quan đến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới và quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, Quy trình kiểm chuẩn thiết bị Radar thời tiết, thời gian thực hiện: 2020-2021.

- Đề án “Quy định về bộ chuẩn khí hậu quốc gia và công bố chuẩn khí hậu quốc gia”, thời gian thực hiện: 2020-2021.

- Đề án “Quy định về lồng ghép kết quả giám sát BĐKH vào chiến lược quy hoạch, quy hoạch, kế hoạch”, thời gian thực hiện: 2020-2021.

- Dự án “Khung dịch vụ khí hậu toàn cầu tại Việt Nam”, thời gian thực hiện: 2020-2021.

- Đề án Chính phủ “Hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo KTTV giai đoạn 2021-2030”.

- Đề án triển khai Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu và Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, thời gian thực hiện: 2021-2025.

Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: