Đánh giá tác động của BĐKH một số đảo, nhóm đảo điển hình

Đăng ngày: 15-12-2017 | Lượt xem: 1261
(TN&MT) - Thông qua kết quả “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với một số đảo, nhóm đảo điển hình của Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó”, PGS TS. Nguyễn...

Đề tài nghiên cứu trên thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 – 2015.

Ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) chống chọi với bão

Đề tài đã triển khai các đánh giá được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, tai biến thiên nhiên, kinh tế xã hội các đảo và nhóm đảo trọng điểm của Việt Nam. Theo đó, về địa hình - địa mạo, bờ biển sẽ bị ăn sâu vào đất liền và làm mất khoảng 30% diện tích đảo Bạch Long Vĩ nếu NBD 100cm, trong khi đảo Lý Sơn có diện tích bị ngập khoảng 0,9926 km2, Côn Đảo có tổng diện tích ngập khoảng 3.766km2.

Về thủy văn, BĐKH làm tăng lượng nước bốc hơi, tăng lượng mưa đột biến gây ngập úng, thu hẹp diện tích song suối khi NBD. Trầm tích tầng mặt  có dịch chuyển các trường trầm tích, hệ sinh thái giảm khả năng tồn tại và dịch chuyển rừng ngập mặn lên vùng vĩ độ cao khi nhiệt độ tăng; suy thoái các rạn san hô và rừng ngập mặn do nhiệt độ và CO2 tăng; ngập lụt làm giảm khả năng tiếp cận oxy của dễ cây; thay đổi độ mặn và thành phần trầm tích làm giảm khả năng quan hợp… Về môi trường nước, trầm tích, phóng xạ thể hiện ở tính lan truyền ô nhiễm theo các kịch bản BĐKH NBD 50cm, 100cm; ảnh hưởng của nhiễm mặn đối với nước khe nứt, nước lỗ hổng trong các tầng chứa nước.

Về mặt kinh tế - xã hội, BĐKH là tăng nguy cơ gây đói nghèo, mất nơi ở, sức khỏe, sinh kế, gia tăng bệnh tật, giảm khả năng tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên, phá hủy cơ sở hạ tầng, giảm quỹ đất.

Từ các đánh giá này, đề tài đã dây dựng các loại sơ đồ/bản đồ theo 2 kịch bản BĐKH NBD 50cm và 100cm cho các đảo, bao gồm: Sơ đồ nguy cơ ngập nước; Bản đồ dự báo môi trường; Các sơ đồ/bản đồ mức độ dễ bị tổn thương dân cư, nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp, du lịch và dịch vụ, vệ sinh môi trường do ngập nước.

Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu, PGS TS. Nguyễn Đại An đã đề xuất hệ thống các giải pháp ứng phó với BĐKH cho từng nhóm đảo điển hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, gồm các nhóm: Lồng ghép, tích hợp BĐKH vào chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Giải pháp về cơ chế chính sách; Các giải pháp kỹ thuật (Đê chắn, đê lấn biển, ứng dụng công nghệ bê tông mới về bê tông, công nghệ mới về xây dựng, các vật chất mới...); Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức (tập huấn, tuyên truyền, tổ chức tham gia cộng đồng, hội thảo - hợp tác Quốc tế. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư “Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng không gian một số vùng biển đảo trọng điểm trong bối cảnh BĐKH NBD làm cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ Quy hoạch, Kế hoạch và Chiến lược phát triển KT-XH các vùng biển đảo”.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: