Sanjay K Srivastava, Trưởng ban Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) bày tỏ GMAS-A có thể hỗ trợ hợp tác đa ngành và hy vọng các bên sẽ mở rộng phạm vi hợp tác, củng cố nền tảng, trao đổi ứng dụng và kỹ thuật, và thiết lập “đại gia đình giảm nhẹ thiên tai” dựa trên mô hình CAP và hợp tác. Ông Gerald Potutan, Nghiên cứu viên cao cấp từ Trung tâm Giảm nhẹ Thiên tai Châu Á (ADRC) đưa ra quan điểm rằng đối phó với rủi ro đa thiên tai cần phải tính đến các yếu tố môi trường xã hội và kinh tế. Việc thực hiện kiểm tra và đánh giá trước điều kiện thiên tai động lực đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng và hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả và đáng tin cậy hơn.
Các chuyên gia của các Cục khí tượng từ Indonesia, Nhật Bản, Turkistan, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc đã thông báo tóm tắt về điều kiện thời tiết và khí hậu ở các nước, thông tin cảnh báo sớm, đồng thời đề xuất thành lập cơ chế phối hợp trực tuyến của các thành viên. Họ cũng đề xuất các cách thức để trao đổi kinh nghiệm sâu sắc hơn như hội thảo và các khóa đào tạo, và các chương trình liên ngành trong khuôn khổ của Tổ chức Khí tượng Thế giới để nâng cao hơn nữa năng lực cảnh báo sớm ở châu Á.
Quang cảnh cuộc họp
Vụ KHCN tổng hợp