Năm 2020 lỗ thủng tầng Ô-dôn ở Nam Cực lớn và sâu

Đăng ngày: 06-10-2020 | Lượt xem: 2047
Lỗ thủng tầng ô-dôn xảy ra hàng năm trên Nam Cực là một trong những lỗ thủng lớn nhất và sâu nhất trong những năm gần đây. Các phân tích đã chỉ ra rằng lỗ thủng đã đạt kích thước tối đa.

Năm 2020, lỗ thủng tầng ô-dôn đã phát triển nhanh kể từ giữa tháng Tám và đạt mức khoảng 24 triệu km2  vào đầu tháng Mười. Hiện tại, diện tích lỗ thủng đạt 23 triệu km2, cao hơn mức trung bình trong thập kỷ trước và trải rộng trên hầu hết lục địa Nam Cực.

Chương trình Theo dõi Khí quyển Toàn cầu của Tổ chức Khí tượng thế giới làm việc, phối hợp với Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus, NASA, Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada cùng các đối tác khác để giám sát tầng ô-dôn của Trái đất, bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây hại từ tia cực tím của mặt trời.

Lỗ thủng tầng ô-dôn lớn vào năm 2020 được thúc đẩy bởi một xoáy cực mạnh, ổn định và lạnh, khiến nhiệt độ của tầng ô-dôn trên Nam Cực luôn lạnh.

Suy giảm tầng ô-dôn liên quan trực tiếp đến nhiệt độ trong tầng bình lưu, lớp cách khí quyển trong khoảng độ cao từ 10km đến 50km. Điều này xảy ra do các đám mây ở cực tầng bình lưu, có vai trò chính gây phá hủy ô-dôn, chỉ hình thành ở nhiệt độ dưới -78°C.

Các đám mây ở cực tầng bình lưu chứa các tinh thể băng có thể biến các hợp chất không phản ứng thành các hợp chất phản ứng, sau đó có thể phá hủy nhanh chóng lớp ô-dôn ngay khi có ánh sáng từ mặt trời để bắt đầu các phản ứng hóa học. Sự phụ thuộc vào các đám mây ở cực tầng bình lưu và bức xạ mặt trời là lý do chính khiến lỗ thủng ô-dôn chỉ được nhìn thấy vào cuối mùa đông / đầu mùa xuân.

Nồng độ ô-dôn ở tầng bình lưu được quan sát thấy đã giảm xuống giá trị gần bằng 0 ở Nam Cực ở độ cao khoảng 20 đến 25 km (50-100hPa), với độ sâu tầng ô-dôn đã giảm xuống dưới 100 Đơn vị Dobson, khoảng một phần ba giá trị điển hình của nó bên ngoài sự kiện lỗ thủng tầng ô-dôn.

Kể từ mùa xuân ở Bán cầu Bắc (Tháng 8 đến tháng 10), lỗ thủng tầng ô-dôn trên Nam Cực gia tăng kích thước và đạt cực đại vào giữa tháng 9 và tháng 10. Khi nhiệt độ tăng cao ở khí quyển (tầng bình lưu) vào cuối mùa, sự suy giảm tầng ô-dôn xảy ra chậm, xoáy cực suy yếu và tan vỡ, đến cuối tháng 12, các tầng ô-dôn sẽ trở lại bình thường.

Tham khảo: https://public.wmo.int/en/media/news/2020-antarctic-ozone-hole-large-and-deep

Tổng hợp Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: