TCVN Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 10: Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông không ảnh hưởng thủy triều

Đăng ngày: 19-02-2020 | Lượt xem: 1524

Tình hình đối tượng tiêu chuẩn ngoài nước

Trên thế giới hiện nay, công tác quan trắc thủy văn, tại các nước phát triển đã phát triển ở giai đoạn cao, công tác tự động đo và truyền số liệu thời gian thực là phổ biến, việc thực hiện quan trắc và quản lý, đánh giá chất lượng quan trắc, chất lượng tài liệu được thực hiện theo khung quản lý chất lượng WMO và các bộ tiêu chuẩn cho từng khu vực hoặc riêng đối với từng quốc gia. Một số tiêu chuẩn điển hình, liên quan về quan trắc thủy văn của một số nước trên trên thế giới và của Tổ chức khí tượng thế giới (WHO) có thể kể đến như sau: WMO, No.47. Manual on sediment management and measurement. (Hướng dẫn quản lý và đo đạc chất lơ lửng). ISO 4363:2002, Measurement of liquid flow in open channels - Methods for measurement of characteristics of suspended sediment. (Quy định về đo lưu lượng nước trong các kênh hở - Phương pháp đo các đặc tính của lưu lượng lơ lửng). ISO 4365:2005, Liquid flow in open channels - Sediment in streams and canals - Determination of concentration, particle size distribution and relative density. (Quy định về lưu lượng nước trong các kênh hở - Lưu lượng chất lơ lửng trong dòng và kênh - Xác định nồng độ, phân bố kích thước hạt và mật độ tương đối). ISO 11657:2014. Hydrometry - Suspended sediment in stream and canals - Determination of concentration by surrogate techniques. (Quy định về lưu lượng chất lơ lửng trong dòng và kênh - Xác định nồng độ bằng kỹ thuật thay thế). ISO 772/A2:2006. Hydrometric terminology. Terms, definitions and symbols (Quy định về các thuật ngữ và ký hiệu); của Latvia, Spain, Hungary quản lý. WMO, ISO 748:2007. Hydrometry - Measurement of liquid flow in open channels using current-meters or floats. (Quy định chi tiết các nội dung, từ quá trình chuẩn bị đến diễn biến đo đạc, nội dung các phương pháp đo và công tác tính toán kết quả. các phương pháp xác định vận tốc và diện tích mặt cắt ngang của dòng nước chảy trong các kênh hở mà không có lớp phủ băng, và các phương pháp tính toán lưu lượng nước).

Về nội dung cơ bản, tại các tiêu chuẩn trên, đều cho thấy phương pháp và thiết bị quan trắc được coi là vấn đề cốt lõi trong quan trắc, và được đề cập chi tiết cho từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, việc tiếp cận với các tài liệu và một số tiêu chuẩn quốc tế giúp nhóm biên soạn tiêu chuẩn có những đánh giá tổng quan về công tác đo đạc và tiêu chuẩn quan trắc hiện nay, đồng thời kế thừa kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nhận định được những vấn đề mới liên quan đến công tác quan trắc Thủy văn ở nước ta để đưa vào giải quyết, giúp tăng cường chất lượng quan trắc và công tác quản lý quan trắc tốt hơn, góp phần thực hiện chiến lược hiện đại hóa mạng lưới quan trắc thủy văn cho Việt Nam.

Tình hình đối tượng tiêu chuẩn trong nước

Trước đây, hoạt động quan trắc thủy văn, được thực hiện theo hệ thống Tiêu chuẩn ngành (Quy phạm).

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã quy định đối với Tiêu chuẩn ngành phải từng bước được chuyển đổi thành Tiêu chuẩn quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phù hợp.

Theo Luật khí tượng thủy văn năm 2015, các hoạt động khí tượng thủy văn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với công tác quan trắc khí tượng thủy văn yêu cầu công tác quan trắc khí tượng thủy văn phải “Quan trắc phải chính xác, liên tục, thống nhất theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn”; “Thông tin, dữ liệu quan trắc phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng”,….

Để đáp ứng Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ và triển khai Luật khí tượng thủy văn, lĩnh vực khí tượng thủy văn đã xây dựng và được ban hành 06 TCVN về công trình quan trắc khí tượng thủy văn, về quan trắc khí tượng thủy; đang tiếp tục trình ban hành 07 TCVN. Riêng đối với hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN sau: TCVN 12636-1 : 2019 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 1: Quan trắc khí tượng bề mặt; TCVN 12636-2 : 2019 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 2: Quan trắc mực nước và nhiệt độ nước sông; TCVN 12636-2 : 2019 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 3: Quan trắc hải văn;

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục trình ban hành các TCVN sau: Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 4: Quan trắc bức xạ; Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 5: Quan trắc tổng lượng ô dôn khí quyển và bức xạ cực tím; Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 6: Quan trắc thám không vô tuyến; Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 7: Quan trắc gió trên cao; Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 8: Quan trắc lưu lượng nước vùng sông không ảnh hưởng thủy triều; Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 9: Quan trắc lưu lượng nước vùng sông ảnh hưởng thủy triều.

Như vậy về hoạt động quan trắc thủy văn có 01 TCVN đã ban hành và 02 TCVN chuẩn bị ban hành quy định cụ thể cho các yếu tố quan trắc khác nhau.

Hoạt động quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông không ảnh hưởng thủy triều hiện nay đang áp dụng các Quy phạm quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông không ảnh hưởng thủy triều (94 TCN 26-2002). Quy phạm chủ yếu quy định về công tác đo đạc, chỉnh lý, chỉnh biên, lưu trữ,... đối với các loại quan trắc thủ công, truyền thống.

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm này cần được chuyển đổi cho phù hợp. Mặt khác, hiện nay thiết bị quan trắc có nhiều thay đổi từ thủ công sang tự động và ứng dụng các công nghệ quan trắc hiện đại như sóng siêu âm, ra đa,...Vì vậy, cần chuẩn hóa quy định kỹ thuật về quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông không ảnh hưởng thủy triều từ khâu đo đạc đến xử lý số liệu phù hợp với công nghệ hiện nay.

Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: