Ứng phó với hạn hán vùng ven biển miền Trung: Cần biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp

Đăng ngày: 27-12-2016 | Lượt xem: 1736
(TN&MT) – Tình trạng hạn hán diễn ra phức tạp ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân các tỉnh ven biển miền Trung. Trước thực trạng này, bên cạnh các giải...

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tỉnh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán ở miền Trung, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức làm cạn kiệt, mất cân bằng tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng…vấn đề này cần nghiên cứu, đánh giá và làm rõ thêm.

Biến đổi khí hậu gây hạn hán ở miền Trung

Thời gian vừa qua, rất nhiều giải pháp để chống hạn từ nhóm giải pháp kỹ thuật về lịch thời vụ, các hướng chuyển đổi cây trồng…được sử dụng để ứng phó. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ thị về phòng, chống hạn với các giải pháp kịp thời.

Tuy nhiên, để có thể chủ động ứng phó cần tìm giải pháp làm thế nào chuyển nước từ nơi thừa sang nơi thiếu, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng nhiều nước sang loại cây trồng ít nước hoặc có những vùng vào thời điểm hạn vẫn trồng những loại cây không có hiệu quả về mặt kinh tế nhưng chịu được hạn và làm giàu dinh dưỡng cho đất, làm thế nào để quản lý rủi ro... là câu hỏi mà các nhà khoa học và quản lý luôn đau đáu.

Đặc biệt, vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của hạn hán do biến đổi khí hậu ở vùng ven biển miền Trung được chú trọng. Theo đó, tiến hành tuyển chọn một số cây trồng phù hợp với điều kiện khô hạn của khu vực này; đề xuất giải pháp kỹ thuật canh tác phù hợp để giảm sự thoát hơi nước, giữ ẩm cho đất trong quá trình canh tác; lựa chọn một số loại phân bón có tác dụng cung cấp dinh dướng cho cây trồng và có khả năng giữ ẩm cho đất; xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp giảm tác hại của hạn hán tại vùng đất ven biển miền Trung, tăng hiệu quả kinh tế so với sản xuất đại trà từ 10 – 15%.

Ngoài ra, để phòng chống hạn hán ở vùng ven biển miền Trung cũng cần ban hành chính sách cụ thể để các địa phương ứng dụng; có kế hoạch hành động cụ thể và chế tài bắt buộc áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống; rà soát lại quy trình xả lũ; cơ chế giữa Nhà nước và các nhà khoa học; xem xét hàm lượng khoa học, vấn đề khoa học được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu về hạn…

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: