Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng chống chịu cho hạ tầng nhà ở dân sinh trước những tác động của biến đổi khí hậu, hỗ trợ ổn định cuộc sống và điều kiện an toàn cho các hộ dân tại những vùng thường xuyên bị thiên tai vùng ven biển của tỉnh; Tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng ngập mặn, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển, góp phần hấp thụ carbon để giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao đa dạng sinh học.
Dự án giúp tăng cường khả năng chống chịu cho hạ tầng nhà ở dân sinh trước những tác động của biến đổi khí hậu
Thiết lập và tăng cường ứng dụng hệ thống thông tin rủi ro thiên tai và rủi ro khí hậu để hỗ trợ quá trình ra quyết định và lập quy hoạch, kế hoạch có tính tới các rủi ro và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Dự án triển khai trên địa bàn 04 huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi, thời gian thực hiện dự án 05 năm (2017-2021). Tại Quảng Ngãi, dự án triển khai 3 hợp phần gồm: Xây nhà chống chịu bão lụt; Trồng rừng ngập mặn; Thông tin và dữ liệu rủi ro thiên tai.
Dự án đã giúp thiết kế chống chịu bão, lụt cho 683 ngôi nhà được xây dựng mới tại các địa điểm an toàn tại 4 huyện trên (tương ứng với khoảng 3.415 người được hưởng lợi).
Trong đó: hợp phần 1 là bổ sung tính năng thiết kế chống chịu bão, lụt cho 683 ngôi nhà được xây dựng mới tại các địa điểm an toàn tại 4 huyện trên (tương ứng với khoảng 3.415 người được hưởng lợi). Hợp phần 2: Trồng 78ha rừng ngậm mặn gồm trồng rừng bổ sung, phục hồi, nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng mới; hỗ trợ mô hình sinh kế đối với vùng nuôi trồng thủy sản đặt ra môi đe dọa cho rừng ngập mặn trên địa bàn 4 huyện trên. Hợp phần 3: Giúp tăng cường khả năng tiếp cận các dữ liệu về tổn thất và thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu.
Tổng vốn của dự án thành phần tỉnh Quảng Ngãi gần 50 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của GCF 38,8 tỷ đồng; nguồn vốn đối ứng của tỉnh 11,1 tỷ đồng.
Nguồn: Báo TN&MT