Trường hợp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách (bao gồm cả việc ứng trước bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương) được thực hiện như sau:- Thời gian phân bổ và giao dự toán được bổ sung phải hoàn thành chậm nhất 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định giao bổ sung dự toán) theo đúng quy định tại tiết b khoản 2 Điều 50 Luật ngân sách nhà nước;- Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác: căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo bổ sung ngoài dự toán cho ngân sách địa phương. Căn cứ vào văn bản thông báo của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; - Đối với khoản ứng trước bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo, Sờ Tài chính thực hiện rút dự toán ứng trước tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Sở Tài chính lập giấy rút dự toán ứng trước dự toán năm sau theo quy định.- Đối với các khoản ngân sách trung ương ứng trước cho ngân sách địa phương, khi rút dự toán các khoản ứng trước thực hiện hạch toán tạm thu, tạm chi và thực hiện thu hồi theo quy định (hạch toán điều chỉnh sang thực thu, thực chi trong trường hợp chuyển thành số bổ sung cho ngân sách địa phương hoặc giảm tạm thu ngân sách địa phương, giảm tạm chi của ngân sách trung ương trong trường hợp phải hoàn trả cho ngân sách trung ương);c) Trường hợp số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương còn dư hoặc hết nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật, các địa phương kịp thời hoàn trả ngân sách trung ương theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước. Thời hạn hoàn trả trong phạm vi 30 ngày kể từ khi địa phương xác định kinh phí còn dư hoặc hết nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
Đối với số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương: a) Mức rút số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 nam 2016 của Bộ Tài chính; b) Mức rút số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (bao gồm cả bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán giao đầu năm): Được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính; c) Hạch toán các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương thực hiện như quy định đối với các khoản bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
Việc rà soát, đối chiếu số liệu rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính.
Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chính sách theo phụ lục số 07 đính kèm Thông tư này. Trường hợp địa phương không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng và đầy đủ theo quy định, Bộ Tài chính sẽ tạm dừng cấp kinh phí bổ sung cho địa phương cho đến khi địa phương có báo cáo đầy đủ.
Về chi trả nợ của ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính.
Tin KHTC