Để có cơ sở xem xét báo cáo Bộ về việc điều chỉnh phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất của Trạm Thủy văn Chợ Mới, Vụ Kế hoạch - Tài chính đề nghị các đơn vị nghiên cứu, xem xét có ý kiến về việc chuyển trụ sở làm việc của Trạm Thủy văn Chợ Mới thuộc Đài KTTV khu vực Nam Bộ tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc của UBND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang sang vị trí mới cách vị trí cũ 70m theo đề nghị của đơn vị.
Đánh giá mới đây của ngành chức năng dự báo vẫn còn nguy cơ lở đất, đe dọa nghiêm trọng đến 27 căn nhà cách bờ sông chỉ vài mét đến vài chục mét. Trước tình trạng này, UBND huyện Chợ Mới đã khẩn trương huy động lực lượng chiến sĩ công an, du kích, dân quân địa phương hỗ trợ người dân trong vùng nguy hiểm di dời tài sản và nhà đến nơi an toàn. Sau vụ sạt lở, UBND huyện Chợ Mới đã cho căng dây, cắm biển báo nguy hiểm trên bờ sông để cảnh báo ghe tàu qua lại, cử lực lượng túc trực 24/24 giờ để hướng dẫn người dân hạn chế lưu thông qua khu vực nguy hiểm. Hàng trăm nhân khẩu bị ảnh hưởng trong khu vực sạt lở, phần lớn là hộ nghèo, hộ khó khăn, không có đất tái định cư, cho nên huyện Chợ Mới sẽ kiến nghị UBND tỉnh và Trung ương sớm có chính sách hỗ trợ người dân có chỗ tái định cư, ổn định cuộc sống. Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu - phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, nguyên nhân sạt lở bờ sông Vàm Cái Hố đoạn chảy qua ấp An Thị, xã An Thạnh Trung bước đầu xác định do ảnh hưởng dòng chảy chảy qua đoạn cua cong, đáy sông sâu và lệch về phía cung bờ lõm, đồng thời hình thành dòng nước mạnh tại khu vực gần bờ gây xâm thực.
Như vậy, cùng với huyện Chợ Mới, tại tỉnh An Giang đã xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông. Cụ thể, sông Cái Sắn đoạn chảy qua phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên liên tục xảy ra sạt lở, đe dọa nhà ở của hàng chục hộ dân. Ttỉnh An Giang đã ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở rạch Cái Sắn và yêu cầu ngành chức năng, UBND TP Long Xuyên khẩn trương vận động người dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm. Nguyên nhân được xác định ban đầu là do mái bờ kênh thẳng đứng cộng với áp lực của dòng chảy và mật độ phương tiện đường thủy lưu thông thường xuyên, trong đó phần lớn là xà-lan và ghe tải trọng lớn lưu thông trên rạch tạo sóng gây ra sạt lở…
Kênh Xáng Tân An đoạn chảy qua ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu, cũng xảy ra nhiều vụ sạt lở, UBND tỉnh An Giang đã ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đê Bắc kênh Xáng, ấp Tân Hậu A1, xã Tân An. Qua quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, đoạn cảnh báo sạt lở nguy hiểm từ ngã 3 kênh Xáng Tân An đến nhà máy Đại Thành 2 có chiều dài 4.500 m, đang ở mức độ sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, khu vực này xảy ra sáu vụ sạt lở với chiều dài 90 m, làm 14 hộ dân phải di dời khẩn cấp, trong đó hai ngôi nhà bị sụp một phần xuống kênh.
Như vậy công tác quan trắc thủy văn trên khu vực các huyện thuộc tỉnh An Giang là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Công tác ổn định việc hoạt động của các trạm là cần thiết trong thời gian này.
Tin KHTC