Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

Đăng ngày: 12-08-2020 | Lượt xem: 916
Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp (đối với các địa phương) về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và năm 2020, các nghị quyết của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong điều hành thực hiện kế hoạch năm 2020.

Bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát thực tiễn, gắn với đánh giá chung của giai đoạn 5 năm 2016-2020 và có sự so sánh với kết quả thực hiện của năm 2019. Số liệu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 sử dụng theo số liệu chưa đánh giá lại, điều chỉnh quy mô kinh tế.

Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

Kế hoạch năm 2021 phải xây dựng bám sát các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, chiến lược và kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (đối với các địa phương); phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và bảo đảm tính kết nối vùng, kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận; cần bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; đảm bảo sự kế thừa những thành quả đã đạt được, có sự đổi mới và tiếp thu, tiếp cận xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Các mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách phải bảo đảm tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; cần phân tích, đánh giá, lựa chọn và sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công; lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, kế hoạch được xây dựng phải phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương.

Việc đề xuất các chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực phụ trách: (i) phải thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trường hợp chỉ tiêu đề xuất không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và thống nhất về thông tin, số liệu thống kê trên phạm vi cả nước, phục vụ tốt công tác theo dõi, đánh giá và xây dựng kế hoạch; (ii) bảo đảm khả năng thu thập thông tin, theo dõi liên tục, đánh giá định kỳ, không đề xuất các chỉ tiêu chuyên ngành, phức tạp, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu; (iii) bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, có khả năng so sánh với dữ liệu quá khứ; (iv) bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ và phản ánh trực tiếp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; (v) phù hợp với thông lệ.

Tin KHTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: