Kế hoạch ngân sách năm 2022 của Tổng cục KTTV tập trung phát triển ngành KTTV toàn diện đồng bộ theo hướng hiện đại hoá và tự động hóa, có đủ năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật KTTV trong phạm vi cả nước, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo KTTV, trọng tâm là dự báo, cảnh báo các thiên tai liên quan đến bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, cấp báo động lũ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trong tình hình mới với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Công tác chính sách, pháp chế và thanh tra, kiểm tra
Xây dựng 01 Thông tư trình Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức triển khai thi hành pháp luật đối với những văn bản quy phạm pháp luật mới về KTTV do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành tại các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan. Xây dựng Kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về KTTV, cụ thể: đối tượng kiểm tra là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường; các hoạt động KTTV của các đơn vị trực thuộc Tổng cục; Hồ chứa thủy điện, thủy lợi; Cảng biển loại I và loại II và Vườn quốc gia. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, quy định kỹ thuật về công tác KTTV ở cả trung ương và địa phương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về KTTV trên phạm vi toàn quốc. Kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về cảnh báo, dự báo thiên tai, KTTV đối với các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai. Kiểm tra, giám sát hoạt động các trạm KTTV thuộc các công trình bắt buộc phải quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV; quản lý chất lượng thiết bị, phương tiện đo KTTV; thực hiện các hoạt động phục vụ điều tra, khảo sát và dịch vụ KTTV theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm quan trắc KTTV quốc gia, ôdôn - bức xạ cực tím, quan trắc vệ tinh và định vị sét; bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình KTTV thuộc mạng lưới trạm KTTV quốc gia. Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV; truyền phát tin dự báo, cảnh báo KTTV; xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia; phát tin chính thức cảnh báo thiên tai KTTV và cấp độ rủi ro thiên tai. Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu KTTV; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia.
Công tác dự báo, cảnh báo KTTV
Triển khai ứng dụng hệ thống Smartmet trong nghiệp vụ dự báo thời tiết; Thử nghiệm hệ thống Smart Alert trong việc nâng cao cải thiện hệ thống phát tin và truyền tải các sản phẩm dự báo thời tiết và thử nghiệm đưa vào nghiệp vụ hệ thống đồng hóa số liệu ra đa với thời gian cập nhật từ 1-3 giờ, dự báo hạn đến 24h.
Hoàn chỉnh Quy trình xử lý và kiểm soát chất lượng số liệu ra đa, đo mưa tự động; bản đồ ước lượng mưa (QPE), dự báo mưa hạn cực ngắn (QPF) quy mô giờ độ phân giải cao (1km x 1km); Xây dựng bộ công cụ phân tích dữ liệu khí hậu - Climate Data Tool (CDT) phục vụ công tác dự báo khí hậu; Xây dựng bộ bản đồ và công cụ giám sát và dự báo hạn cho Việt Nam. Cập nhật quy trình dự báo, cảnh báo lũ và ngập lụt cho các lưu vực sông chính; quy trình dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn cho lưu vực sông Cửu Long; quy trình cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Triển khai ứng dụng hệ thống cảnh báo lũ quét Đông Nam Á SeaFFG với vai trò là Trung tâm cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á trong nghiệp vụ. Triển khai dự báo sóng tổ hợp và chi tiết cho các khu vực trọng điểm và hoàn thiện công nghệ dự báo ngập lụt do nước dâng bão. Xây dựng hệ thống hỗ trợ xác định tác động của các thiên tai và rủi ro do thiên tai KTTV đối với kinh tế - xã hội và cộng đồng dân cư thời gian thực (như giám sát bão, mưa lớn, dông, lốc, mưa đá, ngập lụt đô thị, hạn hán, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn, nguồn nước…). Bước đầu nghiên cứu chuẩn hóa số liệu ra đa thời tiết, định vị sét, vệ tinh để đưa vào bài toán đồng hóa số liệu phục vụ dự báo KTTV và ô nhiễm môi trường không khí và ứng dụng công nghệ AI, dữ liệu lớn trong dự báo, cảnh báo KTTV, ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở sử dụng dữ liệu Khí tượng cao không.
Vụ KHTC