Đổi mới công tác dự báo, đa dạng hoá sản phẩm khí tượng thuỷ văn phục vụ phát triển KT-XH, phòng chống thiên tai

Đăng ngày: 30-01-2019 | Lượt xem: 917
Tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, hành động BVMT, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Triển khai lập các Quy hoạch: BVMT, Bảo tồn đa dạng sinh học, Phát triển mạng lưới quan trắc môi trường làm cơ sở phân vùng, định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, phù hợp với ngưỡng chịu tải của môi trường. Xây dựng cơ chế để giảm thiểu, quản lý chặt chẽ rác thải nhựa từ đất liền; hoàn thiện và triển khai nhân rộng các mô hình phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế kết hợp thu hồi năng lượng.

Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng thông qua các công cụ thuế, phí, tuyên truyền. Tập trung quản lý môi trường các KCN, CCN, làng nghề. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường. Xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải, việc nhập khẩu phế liệu. Tăng cường bảo vệ, cải thiện, phục hồi môi trường các lưu vực sông, có lộ trình để xanh hoá, hồi sinh các dòng sông chết.

Tập trung đổi mới công tác dự báo, đa dạng hoá sản phẩm khí tượng thuỷ văn phục vụ phát triển KT-XH, phòng chống thiên tai; tăng cường điều phối liên vùng, tạo cơ chế tài chính, đầu tư, phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH. Tăng cường hiện đại hoá, đổi mới công tác dự báo tiếp cận theo Tổ chức Khí tượng thế giới. Theo dõi chặt chẽ và dự báo kịp thời, sát diễn biến các hiện tượng khí hậu, thủy văn nguy hiểm.

Kiện toàn, đổi mới cơ chế hoạt động của Uỷ ban quốc gia về BĐKH. Hoàn thiện cơ chế tài chính cho Quỹ phát triển vùng ĐBSCL trên cơ sở bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ BVMT Việt Nam.; thực hiện một số dự án cấp bách về phòng chống sạt lở đê sông, đê biển và tạo sinh kế bền vững; triển khai chương trình đánh giá liên ngành để có giải pháp tổng thể công trình và phi công trình phòng chống sạt lở.

Tin KHTC

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: