Giải pháp thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí

Đăng ngày: 10-04-2022 | Lượt xem: 427
Các giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP theo định hướng, chủ trương của Tổng cục về THTK, CLP được ban hành tại Chương trình THTK, CLP năm 2022 và giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm trong từng lĩnh vực được giao phụ trách, trong đó cần phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chức, đơn vị trực thuộc, từng công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP

Tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật về THTK, CLP trên các phương tiện thông tin đại chúng của Tổng cục, đặc biệt chú trọng cập nhật các văn bản về công tác THTK, CLP. Các công chức, viên chức và người lao động tích cực tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức THTK, CLP tại địa phương nơi sinh sống. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP; bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo thẩm quyền.

Tăng cường công tác tổ chức thực hiện THTK, CLP trên các lĩnh vực

Về quản lý NSNN: Tổ chức điều hành dự toán NSNN chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của Tổng cục, xây dựng, trình Bộ ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công. Chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế thanh toán theo đặt hàng, nhiệm vụ gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ và nhu cầu sử dụng; giảm dần phương thức giao nhiệm vụ nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ sự nghiệp công. Nâng cao năng lực quản trị đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công.

Về quản lý vốn đầu tư công: Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án đầu tư công, bảo đảm phù hợp với thực tế, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình triển khai; kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu, đẩy mạnh thực hiện đấu thầu qua mạng để giảm bớt chi phí hành chính. Hoàn thành việc lập quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch để làm cơ sở triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các dự án. Xây dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công; tăng cường phân cấp, phân quyền nhưng phải đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm “cá thể hóa” vai trò cá nhân của người đứng đầu trong quản lý, điều hành; có chế tài xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong việc để kéo dài, chậm tiến độ đưa vào sử dụng các dự án đầu tư công gây thất thoát, lãng phí. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hoá trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra trong quá trình đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn.

Về quản lý nợ công: Đẩy mạnh quản lý, giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ của đơn vị sử dụng vốn vay; có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để giảm thiểu chi phí vay.

Về quản lý sử dụng tài sản công: Tiếp tục cập nhật, quản lý thông tin của các tài sản công được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.

Về quản lý lao động, thời gian lao động: Rà soát, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW, Nghị quyết số 19/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII. Xây dựng và phê duyệt hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ, vị trí việc làm viên chức theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ làm căn cứ cho việc quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động hiệu quả và làm cơ sở để thực hiện cải cách tiền lương. Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức và thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức để thu hút được người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP

Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định về công khai minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát THTK, CLP. Người đứng đầu đơn vị sử dụng NSNN phải thực hiện trách nhiệm công khai theo đúng quy định của Luật THTK, CLP và các luật chuyên ngành; trong đó, chú trọng thực hiện công khai việc sử dụng NSNN và các nguồn tài chính được giao, công khai thông tin về nợ công và các nội dung đầu tư công theo quy định pháp luật. Thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP

Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và của công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các đơn vị, thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công của những đối tượng khó khăn đặc thù. Đẩy mạnh việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Hoàn thành kết nối, liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động của Chính phủ số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp.

Các đơn vị triển khai có hiệu quả pháp luật THTK, CLP gắn với công tác phòng chống tham nhũng.

Vụ KHTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: