Quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước
1. Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước
a) Tài sản phục vụ hoạt động của dự án.
b) Tài sản là kết quả của dự án.
2. Hình thành tài sản của dự án
a) Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật hoặc cho phép sử dụng nguồn kinh phí của dự án để đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động của từng dự án;
Việc giao tài sản, đầu tư, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản phục vụ hoạt động của dự án thực hiện theo quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quy chế này.
Riêng việc quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác chung của Ban Quản lý dự án được thực hiện theo quy định áp dụng với đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp Ban Quản lý dự án hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập; theo quy định áp dụng với cơ quan hành chính trong trường hợp Ban Quản lý dự án hoạt động theo mô hình khác.
2. Đối với tài sản phục vụ hoạt động của các chuyên gia, nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công dự án chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, việc xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Quy chế này.
Quản lý, xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển, mua sắm, thuê, xử lý tài sản đối với tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.
a) Thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản để phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước: Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Điều 10, Điều 20 của Quy chế này.
b) Thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản:
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thành lập Ban Quản lý dự án quyết định mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động của dự án;
- Trường hợp cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền quyết định thành lập Ban Quản lý dự án khác cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc phê duyệt dự án thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thành lập Ban Quản lý dự án quyết định việc mua sắm, thuê tài sản sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc phê duyệt dự án.
c) Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: phê duyệt phương án bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; điều chuyển tài sản giữa Bộ với cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
- Bộ trưởng phê duyệt phương án: giao, điều chuyển tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ; giao, điều chuyển tài sản để phục vụ hoạt động của các dự án khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; bán tài sản không phải trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại; chuyển giao diện tích đất được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi hoàn thành việc thi công dự án.
Việc phê duyệt phương án giao, điều chuyển tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; phê duyệt phương án giao, điều chuyển, bán, thanh lý xe ô tô được thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Với các tài sản điều chuyển thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản trong trường hợp quy định tại tiết e điểm 2.1 khoản 2 Điều này, Ban quản lý dự án có trách nhiệm trình cấp trên theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản theo hình thức khác quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.
2.1. Giao, điều chuyển tài sản:
a) Giao cho đối tượng thụ hưởng theo văn kiện dự án;
b) Giao, điều chuyển cho cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản;
c) Giao, điều chuyển để phục vụ hoạt động của dự án khác;
d) Chuyển giao về địa phương quản lý đối với diện tích đất Ban Quản lý dự án được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án;
e) Các trường hợp điều chuyển tài sản không thuộc phạm vi quy định tại tiết a, tiết b, tiết c, tiết d điểm 2.1 khoản này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2.2. Thanh lý đối với tài sản đã hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật; tài sản chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.3. Tiêu hủy đối với tài sản phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
2.4. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2.5. Bán.
2.6. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.
3.1. Xử lý tài sản khi dự án kết thúc:
a) Khi dự án kết thúc, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng tài sản và hồ sơ của tài sản cho đến khi bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản theo quyết định của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền.
Trường hợp dự án đã kết thúc và Ban Quản lý dự án đã giải thể nhưng chưa xử lý xong tài sản thì cơ quan, đơn vị chủ quản dự án có trách nhiệm bảo quản tài sản, hồ sơ tài sản và thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban Quản lý dự án quy định tại Quy chế này.
b) Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc dự án theo quyết định của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm kiểm kê tài sản phục vụ hoạt động của dự án, đề xuất phương án xử lý, báo cáo cơ quan, đơn vị, chủ quản dự án. Danh mục tài sản đề nghị xử lý thực hiện theo Mẫu số 07/TSC-TSDA ban hành kèm theo Quy chế này.
Đối với dự án trong đó có một cơ quan, đơn vị chủ quản giữ vai trò điều phối chung và các cơ quan, đơn vị chủ quản của các dự án thành phần, Ban Quản lý dự án thành phần chịu trách nhiệm kiểm kê, báo cáo về Ban Quản lý dự án chủ quản để tổng hợp, đề xuất phương án xử lý.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban Quản lý dự án, cơ quan, đơn vị chủ quản dự án tổng hợp, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan, đơn vị chủ quản dự án (kèm theo danh mục tài sản đề nghị xử lý): 01 bản chính;
- Báo cáo của Ban Quản lý dự án (kèm theo danh mục tài sản đề nghị xử lý): 01 bản sao;
- Biên bản kiểm kê tài sản: 01 bản sao;
- Văn kiện dự án: 01 bản sao;
- Hồ sơ, giấy tờ khác liên quan đến việc xử lý tài sản: 01 bản sao.
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo của cơ quan chủ quản dự án, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập phương án xử lý tài sản theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều này, đề nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng có ý kiến gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính).
đ) Trường hợp Ban Quản lý dự án, cơ quan, đơn vị chủ quản dự án không đề xuất phương án xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý không phù hợp, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập phương án, trình Bộ trưởng quyết định thu hồi để xử lý theo quy định.
3.2. Xử lý tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án:
a) Khi có tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án lập danh mục, đề xuất phương án xử lý, báo cáo cơ quan chủ quản dự án;
b) Trình tự, thủ tục trình cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý thực hiện theo quy định tại các tiết c, d điểm 3.1 khoản này.
3.3. Xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án đã xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao tài sản cho đối tượng thụ hưởng để đưa vào khai thác, sử dụng theo mục tiêu dự án. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Quy chế này;
b) Tài sản sau khi được bàn giao cho đối tượng thụ hưởng là tài sản công giao cho cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm theo dõi, hạch toán tăng tài sản, thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản;
c) Trong thời gian thực hiện dự án, đối tượng được giao tài sản có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng tài sản được giao theo đúng mục đích trang bị tài sản; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
3.4. Trong thời hạn 60 ngày (đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền hoặc hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản. Trách nhiệm tổ chức thực hiện được quy định như sau:
a) Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ tổ chức thực hiện bàn giao tài sản có quyết định giao, điều chuyển; thanh lý, tiêu hủy tài sản; ghi giảm tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
b) Trách nhiệm tổ chức bán tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quy chế này.
Việc tổ chức giao, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản, ghi giảm tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thực hiện theo quy định tại các Điều 9, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Quy chế này.
c) Việc tổ chức xử lý tài sản theo hình thức khác quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3.5. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án được thực hiện theo quy định tại điều 26 Quy chế này.
Quản lý, xử lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án
1. Hình thành tài sản là kết quả của dự án: tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án là công trình xây dựng và các tài sản khác được xác định là kết quả dự án theo dự án được cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án mà đối tượng thụ hưởng kết quả dự án đã được xác định cụ thể trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a)Trong thời hạn 60 ngày (đối với công trình xây dựng), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, Ban Quản lý dự án bàn giao tài sản cho đối tượng thụ hưởng để đưa vào khai thác, sử dụng theo mục tiêu dự án. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN kèm theo Quy chế này. Trong thời gian thực hiện dự án, đối tượng thụ hưởng dự án có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng tài sản được giao theo đúng mục đích trang bị tài sản, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;
b) Việc hạch toán, quản lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án sau khi bàn giao được thực hiện như sau:
- Đối với đối tượng thụ hưởng là cơ quan, tổ chức, đơn vị: đối tượng tiếp nhận phải theo dõi, hạch toán tăng tài sản, thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại Quy chế này;
c) Việc xác định nguyên giá tài sản cố định để hạch toán được thực hiện theo quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
3. Đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án không xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng trong dự án được cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền phê duyệt, việc xử lý tài sản được thực hiện theo Điều 28 Quy chế này.
Trong trường hợp tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án mà đối tượng thụ hưởng là các đơn vị thuộc các cơ quan, đơn vị không thuộc Bộ, thẩm quyền phê duyệt các phương án xử lý tài sản là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tin KHTC