Dự án mới dự kiến sẽ nâng cao hiệu quả và tính bao trùm của Hệ thống cảnh báo sớm khu vực (EWS) cho các nhóm dân cư địa phương và các nhóm dễ bị tổn thương ở các đảo Thái Bình Dương, cải thiện khả năng cảnh báo sớm của các trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và khu vực, củng cố cơ cấu quản lý hiện nay.
Trong số 4,3 tỷ người sống ở Châu Á Thái Bình Dương, thì 2,3 triệu người đang sinh sống tại các quốc gia đang phát triển ở Đảo nhỏ Thái Bình Dương (SIDS) phải đối mặt với mức độ rủi ro cao nhất về thiên tai và khí hậu. Báo cáo Thảm họa Châu Á Thái Bình Dương 2019 đánh giá mức độ rủi ro cao gấp 3 đến 4 lần so với bất kỳ dân số nào khác trong toàn khu vực. Thái Bình Dương đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Dự án mới với tên gọi tăng cường hệ thống cảnh báo sớm khí tượng thủy văn ở Thái Bình Dương, đã được khởi động với sự tài trợ của sáng kiến hệ thống cảnh báo sớm và rủi ro khí hậu (CREWS).
CREWS Pacific SIDS 2.0 là dự án CREWS khu vực thứ hai ở Thái Bình Dương và hiện nay đội ngũ của dự án đang tìm cách tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm hiện có, nằm trong chương trình nghị sự về khả năng phục hồi và an ninh con người mạnh mẽ và toàn diện hơn của khu vực. Dự án được thực hiện trong 4 năm trị giá 4,8 triệu đô la Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2024 và được phối hợp thực hiện bởi WMO, Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR) và Quỹ Toàn cầu về Giảm thiểu và Phục hồi Thiên tai (WB- GFDRR).
“Các quốc gia đang phát triển ở Đảo nhỏ Thái Bình Dương đánh giá rất cao sự hỗ trợ từ Ban thư ký CREWS để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của Hệ thống Cảnh báo sớm NMHS và Quản lý thiên tai cho cộng đồng Thái Bình Dương”, Ofa Fa’anunu, Chủ tịch Hiệp hội WMO Khu vực V (Tây Nam Pacific) và chủ trì sự kiện ra mắt, với sự tham dự của hơn 50 người tham gia từ khắp khu vực. “Tỷ lệ thuận với tác động của biến đổi khí hậu trong SIDS, chỉ 2,2% nguồn tài chính liên quan được nhắm mục tiêu cho các quốc gia này. CREWS tập trung nguồn tài chính dài hạn dành riêng cho các quốc gia dễ bị tổn thương này”, John Harding, Trưởng Ban Thư ký CREWS cho biết.
Dự án được cấu trúc xung quanh năm thành phần chính: (1) Cải thiện cấu trúc quản trị; (2) Nâng cao khả năng tiếp cận và phát triển sản phẩm; (3) Cung cấp dịch vụ nâng cao; (4) Các chương trình giao tiếp và nâng cao nhận thức về Hệ thống Cảnh báo Sớm (EWS); (5) Cải thiện sự hòa nhập của giới bao gồm cả người khuyết tật trong chuỗi EWS.
Trong suốt thời gian của dự án, WMO, UNDRR và WB-GFDRR cùng với các đối tác khu vực, Ban Thư ký Chương trình Môi trường Khu vực Thái Bình Dương (SPREP), Ban Thư ký Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC) và Cục Khí tượng Úc (BOM) sẽ triển khai các hoạt động khác nhau trong khu vực bao gồm các khóa đào tạo phù hợp về các hệ thống và sản phẩm thời tiết, nước và khí hậu, các hoạt động EWS dựa vào cộng đồng để hỗ trợ các cộng đồng được lựa chọn với các nỗ lực cảnh báo sớm của họ, các chương trình truyền thông và nhận thức về EWS được nâng cao.
Filipe Lucio, Giám đốc Văn phòng Chiến lược Khu vực của WMO cho biết, “Dự án CREWS Pacific SIDS sẽ cho phép truyền thông các cảnh báo hiệu quả hơn tới cộng đồng, tập trung vào giới và các nhóm dễ bị tổn thương, điều này sẽ tạo điều kiện xác định các hành động thích hợp bằng cách hỗ trợ các trụ cột của một hệ thống cảnh báo sớm. Sự kiện này cũng bao gồm một cuộc thảo luận bàn tròn do Andy McElroy, Trưởng văn phòng UNDRR khu vực Thái Bình Dương điều hành và tập hợp các chuyên gia về khí tượng, thủy văn, dịch vụ khí hậu và quản lý thiên tai để chia sẻ kinh nghiệm của họ về EWS trong khu vực, nỗ lực của họ trong việc cải thiện và nâng cao các dịch vụ để cải thiện cộng đồng trong ứng phó với các thảm họa khí tượng thủy văn.
Biên dịch: Thanh Tâm
Link: https://public.wmo.int/en/media/news/new-project-scales-early-warning-systems-pacific