Đối với nội dung tự đánh giá sẽ do Tổ công tác xác định chỉ số CCHC chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước có liên quan trực thuộc Bộ tổ chức đánh giá và tự đánh giá các tiêu chí, tiêu chí thành phần theo quy định của Bộ Nội vụ
Bản kế hoạch này bao gồm nội dung điều tra xã hội học sẽ đánh giá tác động của CCHC đối với 07 nhóm nội dung đánh giá gồm:
(i)Thể chế, cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ: Đánh giá vai trò của Bộ đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực; tính đồng bộ, thống nhất, hợp lý, khả thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tính kịp thời trong việc phát hiện và xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
(ii) Chất lượng quy định thủ tục hành chính (TTHC): Đánh giá về mức độ rõ ràng, dễ hiểu về các quy định hồ sơ, trình tự thực hiện TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; sự đơn giản, dễ kê khai đối với mẫu đơn, mẫu tờ khai trong hồ sơ TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; sự minh bạch, rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quy trình giải quyết TTHC do Bộ công bố; tính hợp lý về các quy định hồ sơ, trình tự thực hiện TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
(iii) Tổ chức bộ máy hành chính: Đánh giá về thực hiện quy chế làm việc của Bộ; tính hợp lý trong phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; trong thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ ban hành; trong việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa bộ và địa phương;
(iv) Quản lý công chức, viên chức: Đánh giá về tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức; tính công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức;
(v) Chất lượng đội ngũ công chức của Bộ: Đánh giá về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của công chức trong phối hợp, xử lý công việc; tình trạng công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân;
(vi) Quản lý tài chính công: Đánh giá việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí của Bộ; tính hiệu quả của việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính; về việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện công tác tài chính - ngân sách; công tác quản lý, sự dụng tài sản công.
(vii) Hiện đại hóa hành chính: Tính kịp thời, mức độ đầy đủ của thông tin, mức độ thuận tiện trong việc truy cập, khai thác thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ; chất lượng xử lý công việc trên môi trường mạng trong khối cơ quan Bộ; tính hiệu quả trong việc thực hiện quy trình ISO.
Tin Vụ TCCB